Bếp 1 chiều là một trong những yêu cầu bắt buộc của Bộ y Tế để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến kinh doanh nhà hàng. Vậy bạn có biết quy trình bếp 1 chiều thế nào không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
1. Bếp một chiều là bếp gì?
Nhắc đến bếp 1 chiều là nhắc đến chuỗi hoạt động của các bộ phận công việc trong bếp ăn công nghiệp nó tuân thủ theo một chiều nhất định. Tất cả các hoạt động diễn ra theo trình tự: nguyên liệu đầu vào, sơ chế, lưu trữ, nấu nướng, chia đồ, phục vụ, dọn vệ sinh phải tuân theo nguyên tắc 1 chiều. Thực phẩm sống chín sẽ không được lẫn với nhau.
Việc đảm bảo nguyên tắc của bếp 1 chiều sẽ giúp các bộ phận bếp không bị chồng chéo lên nhau ngoài ra còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong lúc chế biến.
2. Nguyên lý của bếp 1 chiều
Nguyên tắc vô cùng quan trọng trong khi thiết kế bếp nhà hàng chính là việc thiết kế theo quy trình bếp một chiều để đảm bảo quá trình lưu thông của thực phẩm. Tránh sự chồng chéo lẫn lộn trong các khâu nấu nướng đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian, tránh va chạm của thực phẩm sống và chín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy trình bếp 1 chiều theo khu được phân chia cụ thể như sau:
- Khu vực trong gian bếp
Khu này tiếp nhận thực phẩm tươi như sau, củ, quả thịt , cá xương… khi chuyển đến nhà bếp. Được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng chất lượng. Vì thế nên rất cần các thiết bị như cân, giá kệ inox….
- Khu vực chế thô thực phẩm
Sau khi tiếp nhận nguyên liệu rồi thì khâu chế biến rau cá, quả củ là không thể thiếu. Thiết bị cần cho khu vực này bao gồm có bàn inox, giá kệ inox, dao, thớt…
- Khu vực chế biến tẩm ướp
Sau khi qua khu sơ chế rồi thì nguyên liệu sẽ được chuyển qua khu chế biến. Đầu bếp tiếp nhận thực phẩm rồi chế biến tẩm ướp thực phẩm. Xử lí thực phẩm nguyên liệu cho từng món ăn khác nhau.
- Khu nấu nướng
Khu này để nấu chín tất các món ăn. Thiết bị cần dùng bao gồm có tủ cơm công nghiệp, bếp gas công nghiệp. Đặc biệt nó sẽ được thiết kế tum hút mùi công nghiệp để gian bếp được thông thoáng và hợp vệ sinh.
- Khu chia soạn đồ, bày đĩa
Khi đã nấu chín thức ăn thì đồ ăn sẽ được chuyển đến khu chia soạn, bày đồ ăn ra đĩa… và chuyển ra cho thực khách thưởng thức.
- Khu rửa vệ sinh
Khi thực khách đã thưởng thức xong món ăn thì các loại chén đĩa sẽ được đưa vào khu rửa để làm sạch và phơi khô.
- Khu nhà kho
Bao gồm có các loại kho khô, kho ướt, kho đông lạnh và kho mát
- Khu bảo hộ lao động.
- Khu thay quần áo, rửa tay, WC….
Nhìn chung các khu này thiết kế độc lập tuy nhiên có sự liên kết lẫn nhau đảm bảo quá trình nấu ăn được thực hiện một cách thuận tiện và đảm bảo vệ sinh nhất.
3. Quy trình của gian bếp 1 chiều
Quy trình bếp 1 chiều sẽ bao gồm có 6 bước chính như sau:
- Bước đầu tiên: Bạn đưa thực phẩm nhập vào trữ trong các tủ lạnh bảo quản và giá ở khu kho
- Bước thứ hai: Trước khi nấu, thực phẩm sẽ được mang ra để sơ chế.
- Bước thứ ba: Sau khi sơ chế rồi nếu thực phẩm nào dùng để nấu hoặc chế biến sẽ được trữ vào bàn lạnh ở khu nấu. Còn đối với những loại thực phẩm không nấu sẽ được trữ ở khu bảo quản bằng thiết bị bếp công nghiệp inox.
- Bước thứ tư: Các món nguội như rau, salad sẽ được chế biến ở khu bếp nguội bằng thiết bị bếp inox công nghiệp.
- Bước thứ năm: Thực phẩm sau khi nấu nướng xong sẽ được bày biện và sẵn sàng bưng ra cho khách ở khu đồ.
- Bước thứ sáu: Là bước cuối cùng món ăn sau khi phục vụ khách sẽ được đưa vào khu rửa.
Hầu hết các khu bếp ăn tập thể nhà hàng cung cấp phục vụ cho số lượng lớn thực khách vì thế nên thiết kế không gian bếp 1 chiều là việc vô cùng cần thiết để đảm bảo đúng quy trình cũng như chất lượng của bữa ăn.
Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn quy trình bếp 1 chiều. Hy vọng nó sẽ giúp các chủ nhà hàng cũng như các chủ doanh nghiệp có được cái nhìn chân thực nhất cũng như quy trình khép kín để đảm bảo an toàn thực phẩm.
=====> Xem thêm thiết bị bếp nhà hàng của AVC nhé!