Sự khác nhau giữa bếp nhà hàng và bếp gia đình?
Bạn đang thắc mắc liệu bếp nhà hàng và bếp gia đình có giống nhau hay không bởi vì chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến hoạt động của bếp ăn trong nhà hàng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tìm hiểu thông qua những chia sẻ dưới đây.
Bếp nhà hàng và bếp gia đình khác nhau như thế nào?
Bếp gia đình hay bếp nhà hàng đều có chung mục đích đó là để nấu ăn. Tuy nhiên, hại loại gian bếp này hoàn toàn khác nhau về quy mô lẫn thiết kế bên trong. Bếp gia đình chỉ là góc nhỏ trong ngôi nhà với những thiết bị đơn giản phục vụ việc ăn uống cho gia đình vài người. Những thiết bị bếp được lắp đặt trong gia đình không quá cầu kỳ và phức tạp với kích thước nhỏ gọn. Đồng thời, những thiết bị trong bếp gia đình không quá nhiều chỉ vừa đủ để đảm bảo nhu cầu nấu ăn cho vài người như bếp nấu, lò nướng, nồi cơm,….
Ngược lại, bếp ăn nhà hàng thì có quy mô rộng lớn hơn tùy theo năng suất phục vụ khách hàng. Mỗi gian bếp được bố trí theo tiêu chuẩn nhất định. Bếp thường sử dụng các thiết bị bếp công nghiệp đa dạng với kích thước lớn để đảm bảo việc chế biến thức ăn nhanh chóng trong thời gian ngắn nhất. Việc thiết kế gian bếp cho nhà hàng không hề đơn giản. Vì thế, hầu hết các chủ nhà hàng đều nhờ đến những dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp xử lý.
Những khu vực cần thiết trong bếp nhà hàng
Nơi quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà hàng đó chính là gian bếp. Chính vì thế, các chủ nhà hàng luôn chú trọng đến việc bố trí sao việc nấu nướng thuận tiện nhất đảm bảo năng suất.
Khu bảo quản thực phẩm
Đây là nơi dự trữ thực phẩm để phục vụ cho việc chế biến thức ăn. Nhà hàng chuyên nghiệp cần phải biết cách dự trù thực phẩm để kiểm soát chi phí tốt nhất mà vẫn phục vụ khách hàng kịp thời. Khu vực này phải được bố trí rộng rãi thoáng đãng với những thiết bị như tủ đông, tủ lạnh,…. Đây là nơi cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Khu sơ chế
Đây là nơi các nhân viên sơ chế thức ăn trước khi nấu nướng. Khu vực này cần phải có chậu rửa, các dụng cụ thái thức ăn, nước, thùng rác,… Những chậu inox để rửa nên bố trí vừa tầm với nhiều ngăn để tiện cho việc làm sạch thực phẩm. Dao hoặc dụng cụ đựng rau củ phải được để gọn gàng không gây vướng víu.
Khu vực bếp nấu
Đây là khu vực khá quan trọng trong một gian bếp nhà hàng. Khu vực này cần phải có diện tích rộng với đầy đủ các thiết bị bếp dùng để hấp, xào, nướng, chiên,…. Bếp nấu phải được bố trí rộng rãi, sạch sẽ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Khu vực trình bày thức ăn
Sau khi thức ăn được nấu xong sẽ chuyển sang khu vực trình bày. Tại đây, đầu bếp sẽ thực hiện trang trí đĩa thức ăn sao cho bắt mắt nhất để gia tăng khẩu vị của thực khách. Vì thế, nơi này phải thật sạch sẽ và tách biệt với bếp nấu để khói không làm mất đi mùi thơm của đồ ăn.
Khu vực rửa bát đĩa
Sau khi phục vụ xong cho khách hàng thì những bát đĩa bẩn hoặc dụng cụ nấu trước đó sẽ được đưa qua khu vực này để làm sạch. Tại đây cần trang bị vòi nước, chậu rửa, máy rửa bát đĩa và kệ để đựng chén.
Giờ thì bạn đã biết được sự khác nhau giữa bếp nhà hàng và bếp gia đình rồi đúng không nào. Thông qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm về việc bố trí bếp ăn cho nhà hàng đảm bảo hoạt động tốt nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 096 1213 577 để được đội ngũ nhân viên của Âu Á hỗ trợ.